1. Bellamy’s Organic » Nutrition & Recipes » Những điều mẹ cần biết về kết cấu của thực phẩm

Những điều mẹ cần biết về kết cấu của thực phẩm

Những điều mẹ cần biết về kết cấu của thực phẩm

Con cần tập quen với nhiều loại thực phẩm khác nhau trước khi tham gia bữa ăn với gia đình. Khi tập cho con ăn dặm, việc cho con tập làm quen với những thực phẩm có kết cấu khác nhau rất quan trọng để học cách nhai, hỗ trợ phát triển giọng nói và khuyến khích bé làm quen với các loại kết cấu khác nhau. Con cần được tập luyện trước khi tham gia bữa ăn với gia đình.

Trì hoãn việc tập cho con quen với thực phẩm có nhiều kết cấu có thể khiến bé kén ăn về sau. Sau đây là kết cấu thực phẩm được khuyên dùng theo độ tuổi, nhưng hãy nhớ rằng mỗi bé đều khác nhau nên hãy chú ý đến nhu cầu thực sự của bé.

Trẻ sơ sinh – đến khoảng 6 tháng tuổi 

Bé chỉ hấp thụ chất lỏng

Trẻ từ 6 đến 7 tháng tuổi

Vì con chỉ bú sữa trong sáu tháng đầu đời, nên thực phẩm đầu tiên nên được xay nhuyễn và nghiền nhuyễn. Mỗi bé đều khác nhau, một số bé sẽ thích thực phẩm xay nhuyễn nhưng một số sẽ yêu thích thực phẩm ăn dặm hoặc dạng bột.

Một vài món xay và nghiền nhuyễn như:

  • Ngũ cốc có bổ sung sắt
  • Thịt gà hoặc cá nấu chín, xay nhuyễn (không có xương) 
  • Các loại đậu nấu chín và xay nhuyễn
  • Đậu phụ nghiền nhuyễn
  • Rau nấu chín – khoai tây, bí đỏ, cà rốt hoặc bông cải xanh
  • Bơ nghiền nhuyễn
  • Trái cây nấu chín nghiền – táo hoặc lê
  • Trái cây mềm nghiền nhuyễn – chuối, xoài hoặc bơ
  • Sữa chua béo, phô mai và sữa trứng

Mẹ có thể tập cho con ăn thực phẩm với những kết cấu và độ dày khác nhau dần dần sau khi con đã ăn uống tốt. 

Mẹ nên bắt đầu với thực phẩm xay nhuyễn và tăng kết cấu từ những thực phẩm nghiền nhuyễn sang thực phẩm mềm sau vài tuần. Thông qua phương pháp này, con sẽ tiếp xúc với nhiều loại kết cấu hơn và khuyến khích hành động nhai. Mẹ cũng có thể kết hợp thực phẩm có kết cấu khác nhau trong một bữa ăn. Nhưng không nên kết hợp trong cùng một muỗng ăn vì con chưa sẵn sàng cho việc thay đổi kết cấu trong cùng một muỗng ăn. 

Khi thức ăn bị vón cục, bé thường sẽ khạc ra hoặc bịt miệng trong vài lần đầu. Điều này không có nghĩa là bé chưa sẵn sàng và bé chỉ cần tiếp tục luyện tập!

Khi bé đã làm quen với từng kết cấu, hãy chuyển sang thực phẩm băm nhỏ. Mẹ có thể xay thô hoặc băm nhỏ thức ăn. Và kết hợp những tảng thức ăn có kích thước khác nhau một cách rõ ràng nhất. Ngay cả bé sơ sinh chưa mọc răng vẫn có thể tập quen – quan trọng là bé phải thực hành nhiều lần!

Thực phẩm băm và cắt nhỏ như:

  • Thịt hoặc gà băm hoặc thái nhỏ
  • Rau nghiền hoặc cắt hạt lựu
  • Trái cây tươi mềm cắt nhỏ như dưa hấu và chuối
  • Sữa chua mềm mịn
  • Bánh mì ngâm với nước thịt hầm
  • Trứng bác hoặc trứng luộc mềm

Cho con ăn đa dạng món ăn để tập quen với kích thước và kết cấu khác nhau. 

Từ 8 đến 12 tháng tuổi

Đến tám tháng tuổi, hầu hết các bé đã có thể đã làm quen với thức ăn và ăn bằng tay. Đây là những món ăn có thể cầm bằng tay và nhai. Con thích được cầm bốc  thức ăn và tự ăn. Thức ăn sẽ tan thành những miếng nhỏ trong miệng khi nhai. 

Ví dụ một vài thức ăn mà bé có thể ăn bằng tay:

  • Bánh mì hoặc bánh mì nướng cắt thành miếng dài
  • Mì ý có hình dạng nấu chín
  • Phô mai mềm loại hình vuông
  • Đậu xanh nấu mềm
  • Thịt heo và thịt gà nấu chín kỹ
  • Cá ngừ ngâm nước
  • Trái cây mềm cắt nhỏ như chuối hoặc dâu tây
  • Rau nấu chín như bí ngô hoặc khoai tây, xắt sợi

Từ 12 tháng tuổi 

Đến 12 tháng tuổi, bé nên ăn những món ăn giống với các thành viên trong gia đình. Thực phẩm của gia đình có thể kết hợp nhiều loại kết cấu. Có thể mẹ vẫn cần băm nhỏ thức ăn thành miếng nhỏ hơn và nấu rau cho thật mềm. Hãy nhớ rằng, không cho trẻ dưới ba tuổi ăn những thực phẩm quá cứng như quả hạch nguyên hạt, cà rốt sống hay táo nguyên miếng 

Ví dụ về thực phẩm gia đình bao gồm:

  • Thịt hầm (thịt và nước sốt)
  • Thịt quay và rau củ
  • Mì ống hoặc món xào
  • Ngũ cốc với sữa
  • Rau hoặc phở
  • Sữa chua trái cây
  • Rau nấu chín hoặc salad
  • Bánh mì sandwich

Nếu con gặp khó khăn trong việc làm quen với các loại kết cấu, hãy nói chuyện với y tá hoặc bác sĩ gia đình. Bạn có thể nói chuyện thêm với chuyên gia dinh dưỡng để được hỗ trợ thêm.

Trẻ thích khám phá, nên hãy để con có thời gian để khám phá và phát triển theo tốc độ của riêng mình. Và hãy tận hưởng giây phút con tự học cách làm quen với thức ăn có kết cấu khác nhau. 

Đừng quá lo lắng nếu trẻ ăn ít trong thời gian đầu, con chỉ là cần thực hành cho quen thôi!

Nguồn tham khảo:

  1. National Health and Medical Research Council. (2013). Eat for Health – Infant Feeding Guidelines Information for Health Workers. Available from: https://www.nhmrc.gov.au/about-us/publications/infant-feeding-guidelines-information-health-workers