1. Bellamy’s Organic » Nutrition & Recipes » Những nguyên tắc về vỗ ợ sữa hơi cho bé: Những điều bố mẹ cần biết

Những nguyên tắc về vỗ ợ sữa hơi cho bé: Những điều bố mẹ cần biết

Những nguyên tắc về vỗ ợ hơi cho bé: Những điều bố mẹ cần biết 

Dù mẹ đang cho bé bú sữa mẹ hoặc sữa công thức, cơn đói có thể khiến bé ngấu nghiến nuốt sữa cùng nhiều không khí vào cơ thể dẫn đến ự khí kẹt trong dạ dày.  Trẻ sơ sinh dành phần lớn thời gian để nằm, khiến cho không khí trong khí quản gây ra sự đầy hơi và khó chịu. Giúp bé vỗ ợ hơi đúng cách sẽ loại bỏ được lượng khí bị kẹt lại, giúp bé sẽ thoải mái và vui vẻ hơn.

Dinh dưỡng trong năm đầu tiên 

Năm đầu đời của bé là cực kỳ quan trọng. Đây là thời điểm bé phát triển nhiều nhất, và cũng là lúc lựa chọn thực phẩm bổ sung dinh dưỡng cho bé chiếm vai trò rất quan trọng. Trong sáu tháng đầu đời của bé, bố mẹ nên cho bé bú sữa mẹ theo khuyến khị của Tổ Chức Y Tế Thế Giới.

Số lần cho bú mỗi giờ tuỳ thuộc vào số tháng tuổi của bé, và sau đây là liều lượng gợi ý:

  • 1 tháng tuổi: Từ 2 đến 4 ounces sữa (60ml đến 120ml sữa), 6-8 lần mỗi 24 tiếng
  • 2 tháng tuổi: Từ 5 đến 6 ounces sữa (148ml đến 177ml sữa), 5-6 lần mỗi 24 tiếng
  • 3 đến 5 tháng tuổi: Từ 6 đến 7 ounces sữa (177ml đến 207ml sữa), 5-6 lần mỗi 24 tiếng

Không nên cho bé ăn thực phẩm dạng đặc cho đến khi đạt tầm bốn tháng tuổi. Thông thường, chỉ nên cho bé ăn thực phẩm dạng đặc từ sáu tháng tuổi, khi mà bé đã có thể tự ngồi thẳng và có thể phối hợp hành động: nhìn và cầm được đồ ăn, rồi tự đưa vào miệng mà không cần bố mẹ hỗ trợ.

Tại sao bố mẹ cần vỗ ợ hơi sữa cho bé

Lí do là vì các bé luôn nuốt vào một lượng lớn không khí khi bú sữa. Lượng khí bị nuốt vào khiến bé cảm thấy khó chịu. Khóc trong lúc bú hay bú nhanh quá cũng khiến bé nuốt vào nhiều không khí, dẫn đến khí bị giam lại trong cơ thể bé và gây khó tiêu. Vỗ ợ hơi giúp bé dễ chịu hơn và đẩy được lượng khí dư ra khỏi cơ thể. Như vậy sẽ giúp bé bú được nhiều hơn, cho bé dễ chịu hơn khi bú, khi chơi và nghỉ ngơi.

Khi nào và làm thế nào để vỗ ợ hơi cho bé

Dù bạn đang cho bé bú mẹ hay bú bằng bình sữa thì bác sĩ hoặc y tá cũng đã dặn bạn phải giúp bé ợ hơi  giữa mỗi bữa ăn. Đối với trẻ sơ sinh thì bố mẹ nên làm thường xuyên hơn, nhiều mẹ thường giúp bé ợ sau mỗi phân nửa đến một ounce (30ml) sữa trong vài tuần đầu tiên.

Sau khoảng bốn tuần tuổi, hệ tiêu hoá của bé đã phát triển hơn và việc giúp bé ợ có thể giảm lại, sau mỗi khi bé bú khoảng một phần ba bình sữa. Nhưng bé thường sẽ ra hiệu cho bố mẹ khi thấy cần ợ.  Bé có thể ra hiệu bằng cách khóc, dừng bú, hoặc quấy khóc. Nhưng tốt nhất thì bố mẹ vẫn nên phòng ngừa và nhận ra được khi nào bé cần ợ, vì những tín hiệu trên sẽ khiến bé hít vào nhiều không khí hơn, làm bé khó tống hết không khí ra ngoài và khiến bé cảm thấy khó chịu hơn.

Thường thì bé bú sữa mẹ sẽ nuốt vào ít không khí hơn so với khi bé bú bình vì bé có xu hướng ngậm vừa với vú mẹ hơn là núm vú giả của bình. Bé cũng có thể kiểm soát được lượng sữa khi bú sữa mẹ, giúp giảm khả năng nuốt vào nhiều không khí.

Nếu bé bú mẹ, thì quy tắc vàng cho bé ợ là mẹ chuyển bên vú và vào cuối mỗi lần bú của bé. Còn đối với trẻ bú bình, mẹ có thể ngăn lượng gió hoặc hồi lưu bằng cách cho con bú trong tư thế thẳng đứng và cho giúp bé ợ sau mỗi 2 đến 3 ounces (60ml đến 88ml) sữa.

3 tư thế và kỹ thuật giúp vỗ bé ợ hơi

Đặt bé dựa lên vai

Bế bé thẳng, áp vào ngực và đầu bé tựa vào vai của bố mẹ. Dùng một tay để đỡ bé và tay còn lại xoa nhẹ lưng bé.

Cho bé ngồi thẳng, vươn người

Đặt bé ngồi lên đùi bố mẹ và mặt quay ra ngoài. Dùng lòng bàn tay để đỡ ngực của bé và đặt các ngón tay và ngón trỏ dưới cằm bé, đảm bảo bố mẹ không đè ép vào cổ họng bé. Chầm chậm nghiêng bé về phía trước, và xoa nhẹ lưng bé.

Đặt bụng bé xuống đùi

Đặt bụng bé nằm trên đùi bố mẹ. Đặt phần bụng bé trên một bên chân, và đầu bé trên chân còn lại và để bé quay mặt sang một phía. Tư thế này giúp đẩy áp lực trong bụng bé, đẩy phần không khí bị kẹt trong người bé ra ngoài.

Bé không ợ hoặc bị nôn trớ – Mẹ phải làm gì?

Nếu bé không ợ và cũng không thể hiện vẻ khó chịu, thì khả năng là bé không cần ợ. Nhưng nếu bé không ợ ra mà lại có biểu hiện cáu gắt hoặc khóc, hoặc nếu thường xuyên nôn trớ, thì khả năng bé đã hít vào lượng lớn không khí do bú quá nhanh.

Hiện tượng bé bị trào ngược hoặc trớ là bình thường, đặc biệt trong tám tuần tuổi đầu đời và thường ảnh hưởng cả bú mẹ và khi bú bình. Với nhiều phụ huynh lần đầu có con thì hay bị hoảng loạn, nhưng nôn trớ khá bình thường và chỉ là một phần trong những giai đoạn phát triển của bé và sẽ hết khi đường ruột của bé khoẻ hơn. Mẹ hãy nhớ quàng thêm khăn hoặc vải hỗ trợ ợ hơi khi cho bé bú để tránh làm bẩn quần áo của mẹ nhé.

Nếu bé không ợ hơi sau vài phút thì mẹ có thể thử thay đổi tư thế khác. Có thể tư thế khác sẽ hiệu quả hơn với bé nhà mình đấy. Mẹo bổ ích là nếu tất cả các tư thế trên đều không hỗ trợ được cho bé thì mẹ có thể thử kéo đầu gối bé lên tới ngực bé, hoặc mát-xa nhẹ bụng của bé. Thỉnh thoảng dù cho bé đang không bú, hay là đang nằm ngủ thôi cũng sẽ hít phải lượng lớn không khí vào. Khi đó, bố mẹ chỉ cần bế bé dậy, giúp bé ợ ra và đặt lại để bé ngủ tiếp.

Bố mẹ chỉ cần hỗ trợ bé ợ hơi tới tầm khoảng hai hoặc ba tháng tuổi. Sau ba tháng tuổi thì bé có thể tự ợ hơi  khi bé đã tự ngồi thẳng và giữ thẳng đầu được.

Mẹo bổ ích cho bé

Để biết thêm những mẹo bổ ích dành cho bé, mẹ có thể tham khảo tại Bellamy’s blog. Tại đây, mẹ có thể tìm được nhiều lời khuyên bổ ích để chăm sóc trẻ sơ sinh, cùng với những mẹo dinh dưỡng cho bé và trẻ nhỏ.