1. Bellamy’s Organic » Nutrition & Recipes » Phương pháp tập ăn dặm cho bé

Phương pháp tập ăn dặm cho bé

Phương pháp tập ăn dặm cho bé

 

Trong bốn đến sáu tháng đầu đời của bé, cơ thể của bé dựa vào hấp thụ sắt có trong bào thai, sau đó bé được bổ sung sắt trong sữa mẹ hoặc sữa công thức. Khi bé tiếp tục phát triển, chỉ nguồn dinh dưỡng từ sữa là chưa đủ, do đó, bé cần thức ăn đặc để hấp thu nhiều hơn cho sự tăng trưởng. 

Không dễ để biết khi nào trẻ đã sẵn sàng để chuyển sang ăn dặm, vì quá trình này khác nhau ở mỗi trẻ. Một số enzyme trong miệng và tuyến tụy của bé chưa phát triển đủ đến khi trẻ khoảng 6 tháng tuổi, khiến trẻ rất khó tiêu hóa thức ăn. Đây cũng là một trong những lý do tại sao Tổ chức Y tế Thế Giới khuyến cáo sữa mẹ là tốt nhất cho trẻ sơ sinh trong sáu tháng đầu đời. Tổ chức Y tế Thế Giới khuyến khích nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ cho đến 6 tháng tuổi, sau đó tiếp tục bú sữa mẹ và cho ăn dặm với những thực phẩm phù hợp đến 2 tuổi. 

Tại thời điểm này, sẽ có một vài dấu hiệu cho thấy trẻ đã sẵn sàng hoặc chưa chuyển sang ăn dặm, như là 

  • Nếu bé đã có thể tự ngồi và kiểm soát tốt đầu và cổ 
  • Nếu bé tỏ ra thích thú với thức ăn trên đĩa của thành viên khác trong gia đình
  • Bé vẫn quấy rối sau khi được bú sữa mẹ hoặc bú bình
  • Bé đã có thể đẩy chất lỏng xuống sau miệng và/hoặc bắt đầu có chuyển động “nhai”

Mẹ có thể thấy các dấu hiệu khác như bé há miệng khi thức ăn đến gần hoặc bé bắt đầu gặm nhiều thứ vào miệng, nhưng đây cũng có thể là dấu hiệu của mọc răng. Nếu bé thể hiện một vài hoặc những dấu hiệu như trên, và đã đủ tuổi thì chắc chắn đã đến lúc cho bé chuyển sang ăn dặm.   

Nên cho trẻ bắt đầu với thực phẩm nào? 

Bữa ăn đầu tiên của bé phải mềm và dễ ăn. Ngũ cốc nghiền là lựa chọn tốt nhất để giới thiệu cho bé do tính chất ít gây dị ứng và kết cấu dễ chịu. Các loại ngũ cốc được tăng cường chất sắt được khuyến nghị bởi Hướng dẫn Chế độ Ăn Uống của Úc, để đảm bảo rằng trẻ nhỏ nhận đủ chất sắt để giúp trẻ phát triển.  

Nhiều bậc cha mẹ và chuyên gia y tế cũng khuyên bạn nên cố gắng cho trẻ ăn rau củ xay nhuyễn trước, để trẻ quen dần với mùi vị và khuyến khích trẻ ăn các loại thực phẩm bổ dưỡng này suốt đời. Tiếp theo sau rau là trái cây xay nhuyễn, và cuối cùng là thịt xay nhuyễn đã được rây. 

Kết cấu của thực phẩm luôn là những trải nghiệm thú vị cho bất kỳ trẻ nào nếm thử và cảm nhận lần đầu tiên. Khuyến khích cho trẻ nếm thử hỗn hợp xay nhuyễn trước tiên, trước khi chuyển sang loại sệt hoặc nghiền, rồi sau cùng mới chuyển sang thực phẩm xắt nhỏ và mềm.  

Thực phẩm hữu cơ, thức ăn hữu cơ xay nhuyễn được làm từ rau và trái cây là một cách tuyệt vời để tập cho trẻ làm quen với thực phẩm dạng đặc. 

Những loại thực phẩm nào không thích hợp? 

Có những loại thực phẩm phù hợp cho bữa ăn đầu tiên cho trẻ, và cũng có những thực phẩm không phù hợp. Ví dụ, đối với trẻ dưới 1 tuổi, uống sữa chưa tiệt trùng không được khuyến khích do khả năng nhiễm trùng cao hơn trong sữa chưa tiệt trùng, gây nguy hiểm đến trẻ nhỏ, người già và người bệnh. Ngoài ra, sữa giảm chất béo cũng không được khuyến nghị cho trẻ dưới 2 tuổi vì chúng cần chất béo trong sữa để tăng trưởng và cung cấp năng lượng. 

Nếu trẻ dị ứng với sữa bò, khuyến cáo cho rằng bạn có thể thay thế bằng sữa đầu nành có đầy đủ chất béo, canxi/  và những đồ uống có nguồn gốc từ thực vật (hạnh nhân, gạo hoặc sữa yến mạch), bạn cũng cần đảm bảo trẻ ăn thực phẩm nhiều protein như thịt, gà, cá, trứng và các loại đậu. 

 

Tránh sử dụng mật ong trước khi trẻ 1 tuổi, vì nó có thể chứa clostridium Botulinum, có thể dẫn đến ngộ độc. 

Bạn cũng cần lưu ý về những thực phẩm có nguy cơ gây ngạt thở cao. Hạt và các loại hạt, dù nhỏ, vẫn có thể vẫn bị dính vào khí quản của trẻ, gây khó chịu và nhiễm trùng. Cần tránh cho trẻ ăn miếng lớn, cần cắt thành nhỏ, cỡ hạt đậu, khi trẻ đã đủ lớn thì chuyển từ xay nhuyễn lên dạng đặc hơn. 

Một giai đoạn chuyển tiếp tốt từ thực phẩm xay nhuyễn sang dạng đặc là tập trung vào các loại thực phẩm mềm hơn, chẳng hạn như trái cây và rau củ nấu chín, thịt mềm, trứng bác. Cuối cùng, cần tránh những loại bột như bơ đậu phộng, vì dễ gây khó nuốt cho trẻ. 

 

Mẹo để giúp bé làm quen thực phẩm mới

Cho bé ăn thử đồ ăn mới không dễ, đặc biệt là sau khi bé ăn thử món gì mà bé không thích. Sau đây là một số mẹo để cho bé yêu thích các món ăn trở lại: 

  1. Làm rối trí trẻ – Bạn có thể sử dụng ý tưởng này nếu cần đến. Nếu bạn muốn lén cho trẻ ăn món mới hoặc tiếp tục cho trẻ ăn những món mà chúng không thích, hãy để sẵn một món đồ chơi gần đó làm trẻ mất tập trung trong lúc cho ăn. Trẻ cần tập trung vào đồ chơi và tiếp tục ăn an toàn. 
  2. Cho trẻ ăn mỗi ngày một lần – Khi lần đầu tiên cho trẻ ăn chất đặc, bạn có thể cho bé ăn một lần mỗi ngày cho trẻ làm quen sau khi bú sữa mẹ hoặc bú bình. Nếu trẻ không muốn ăn thử, hãy bỏ đi và thử lại vào ngày hôm sau. Cho trẻ ăn một lần mỗi ngày sẽ giữ cho trẻ bình tĩnh, vui vẻ và tạo thói quen dần dần. 
  3. Tiếp tục cố gắng – Có công mài sắt, có ngày nên kim. Hãy kiên trì, và rồi một ngày bé sẽ hạnh phúc khi tận hưởng hương vị của món ăn và hấp thụ được những dưỡng chất từ món ăn.